Cuộc sống cá nhân Vladimir_Ilyich_Lenin

V.I. Lenin là người có tính nguyên tắc rất cao. Tư tưởng của ông, cũng theo nhận xét của Maxim Gorky, "giống như cái kim địa bàn, bao giờ cũng chỉ về lợi ích giai cấp của nhân dân lao động".

Tờ báo Anh nổi tiếng The Guardian, trong số báo vào ngày 21/10/1919, đã có bài phỏng vấn Lenin. Phóng viên mô tả "Trong suốt buổi phỏng vấn, Lenin không bao giờ ngập ngừng hay thể hiện sự bối rối dù là nhỏ nhất. Thực sự thì cái ấn tượng rõ ràng mà ông gây cho tôi là một năng lực tư duy mạch lạc và tỉnh táo. Lenin hoàn toàn làm chủ bản thân và chủ đề của mình. Ông diễn đạt rất rõ và dễ hiểu một cách bất ngờ và mới mẻ".

Để làm việc, Lenin lúc nào cũng cần rất nhiều sách. Tự tay ông đã lập ra bản danh sách đặt mua những cuốn sách tham khảo hay sử dụng nhất: những bộ từ điển bách khoa các lần in khác nhau, trước tác của Karl MarxEngels in bằng tiếng Nga và tiếng Đức, các tác phẩm của các nhà cách mạng Dân chủ Nga... Biết được nguồn tài chính eo hẹp của Lenin, có lần cán bộ quản trị của Trung ương thanh toán tiền mua sách cho Lenin bằng ngân sách của chính phủ. Lập tức sau đó, Lenin viết thư cho ông này, có đoạn: “Sách tôi mua tôi tự thanh toán. Yêu cầu đồng chí sau khi khỏi ốm tới nhận tiền và cho giấy biên nhận”. Nói chung Lenin không bao giờ thích nhận những chế độ ưu đãi tốt hơn các lãnh đạo khác[63].

Đối với tệ tham ô, Lenin rất nghiêm khắc. Vào năm 1923, Lenin đã nhận xét về tệ quan liêu: “Tình hình bộ máy Nhà nước của chúng ta thật đáng buồn… Xin nói thêm trong ngoặc rằng bọn quan liêu ấy ở nước ta không những có trong các cơ quan Xô viết, mà còn có cả trong những cơ quan của Đảng nữa”. Từ nhận xét đó, Lenin yêu cầu phải nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ dân ủy thanh tra công nhân, phải xây dựng bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc “Thà ít mà tốt”, “Học, học nữa, học mãi”… Có một lần, toà án Moskva xử nhẹ một vụ ǎn hối lộ, Lênin liền viết trong một bức thư: “Không xử bắn bọn ǎn hối lộ mà xử nhẹ như thế, là một việc đáng xấu hổ cho những người cộng sản, những người cách mạng…”[64].

Lenin tin rằng các nước châu Âu khác, đặc biệt là Đức, có sự vượt trội về mặt văn hóa so với nước Nga khi đó còn rất lạc hậu[65]. Kể từ khi còn trẻ, ông đã mong muốn nước Nga noi theo nền văn hóa và văn minh của các nước phương Tây[66][67].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vladimir_Ilyich_Lenin http://www.abc.net.au/news/2012-10-10/an-lenin-sta... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/335881/V... http://users.erols.com/mwhite28/warstat1.htm#Russi... http://findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&GRid=... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m0365/is... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9C0... http://www.nytimes.com/2004/06/22/science/a-retros... http://rt.com/politics/lenin-monuments-removed-squ... http://www.time.com/time/magazine/0,9263,760198041... http://www.torontosun.com/2012/05/04/stress-not-sy...